Những phong cảnh ngoạn mục chứa đựng trong những bức ảnh này, cũng như những tình huống kỳ lạ dẫn đến sự ra đời của chúng, đôi khi có thể là yếu tố khiến những tấm ảnh này trở nên nổi tiếng như vậy.
Bức ảnh selfie đầu tiên ngoài vũ trụ
Hầu như tất cả mọi người đều coi việc chụp ảnh selfie là việc làm bình thường. Trên thực tế, người ta ước tính rằng người dân trên khắp thế giới chụp tổng cộng hơn 1 triệu bức ảnh selfie mỗi ngày. Thông thường, nhiều bức ảnh trong số này được chụp ở những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên Trái đất. Nhưng chụp ảnh selfie ngoài vũ trụ với toàn bộ Trái đất ở hậu cảnh là đặc quyền chỉ dành cho một số ít người, người ta gọi là ảnh “selfie vũ trụ”.
Vào tháng 11/1966, NASA đã thực hiện một sứ mệnh không gian có tên Gemini 12 để kiểm tra khả năng các phi hành gia cập cảng với một tàu vũ trụ khác trên quỹ đạo. Một trong những thành viên phi hành đoàn là Buzz Aldrin, người sau này trở thành người đàn ông thứ hai bước lên Mặt trăng.
Gemini 12 là chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Aldrin và ông đã phá ký lục với 5 giờ rưỡi ở bên ngoài con tàu của mình. Các phi hành gia có một camera để ghi lại các sự kiện liên quan đến sứ mệnh của họ. Nhưng Buzz đã có ý tưởng thử chiếc camera trên chính mình.
Khi cửa tàu mở ra, Buzz đã đứng trên ghế và bấm chiếc máy ảnh trước mặt. Theo cách đó, một trong những người đầu tiên bước lên Mặt trăng đã trở thành người đầu tiên chụp selfie ngoài vũ trụ. Một điều thú vị khác, bức ảnh đã được bán với giá 9.200 USD tại một cuộc đấu giá năm 2015.
Hình ảnh khoa học chất lượng đầu tiên được chụp từ Kính viễn vọng Không gian James Webb, do NASA công bố hôm 11/7. Đây cũng là ảnh chụp vũ trụ bằng tia hồng ngoại xa nhất và chi tiết nhất tính đến nay (Ảnh: NASA).
Được đặt tên là "Cánh đồng sâu đầu tiên của Webb", bức ảnh ngoạn mục giúp chúng ta "đi ngược quá khứ", trở lại thời gian chỉ vài trăm triệu năm sau sự kiện Vụ nổ lớn (xảy ra cách đây khoảng 13,8 tỷ năm), khi các thiên hà bước đầu được hình thành và ánh sáng nhấp nháy lên từ những ngôi sao đầu tiên.
Được biết, ánh sáng từ những ngôi sao này mất khoảng 13,5 tỷ năm - tức là gần như bằng với tuổi của vũ trụ, để du hành tới Trái Đất. Và giờ đây, chúng ta với sự hỗ trợ của Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) đã có thể hướng ánh sáng vào tiêu điểm để bắt trọn khoảnh khắc này.
"Chúng ta đang quay ngược lại 13,5 tỷ năm", Bill Nelson - Tổng Giám đốc NASA cho biết tại một cuộc họp báo. "Chúng ta sẽ gần như quay trở lại ban đầu tại thời điểm vũ trụ này được hình thành".
Đại diện của NASA cho biết thêm rằng, JWST sẽ ghi lại những hình ảnh chính xác đến mức có thể giúp chúng ta phân biệt được rằng liệu một hành tinh nào đó có thể sinh sống được hay không. Bên cạnh đó, quan điểm chưa từng có về vũ trụ dưới góc nhìn của Kính viễn vọng sẽ cho phép các nhà khoa học tìm ra những câu trả lời của những câu hỏi mà thậm chí còn chưa được đặt ra.
"100 năm trước, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có một thiên hà. Bây giờ số lượng là không giới hạn", Nelson phấn khích cho biết.
Trước cột mốc quan trọng này, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã lên tiếng ca ngợi hình ảnh đại diện cho quốc gia và sức mạnh của khoa học. Ông khẳng định: "Kính viễn vọng này cho thấy cách mà Mỹ dẫn đầu thế giới".
Ảnh mô phỏng Kính viễn vọng Không gian James Webb.
Được biết, "kỷ lục gia" trước đây về khả năng ghi lại hình ảnh xa nhất và lâu đời nhất trong không gian là Kính viễn vọng Hubble. Khi ấy, hàng loạt trường ảnh sâu đã giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc từ vài trăm triệu năm sau Vụ nổ lớn, khi các thiên hà bắt đầu kết tụ lại trong vũ trụ.
Tuy nhiên, để "ngược dòng thời gian" xa hơn nữa, các nhà khoa học cần tới một kính thiên văn đủ lớn để thu nhận ánh sáng từ những vật thể mờ nhất, mà lại có khả năng phát hiện các tần số hồng ngoại trung bình - nơi bước sóng ánh sáng đi xa nhất do sự giãn nở của vũ trụ.
Với JWST, các nhà khoa học có thể phát hiện ra các vật thể mờ hơn 100 lần so với Kính Hubble. Đồng thời, nhờ khả năng quét vũ trụ bằng tia hồng ngoại, nó có thể chứng kiến khoảnh khắc các thiên hà được sinh ra chỉ 200 triệu năm sau Vụ nổ lớn.
Những hình ảnh được công bố này cũng đánh dấu sự khởi đầu của JWST với tư cách là một đài thiên văn vũ trụ chính thức, kể từ khi nó được phóng lên không gian vào ngày 25/12/2021.
Mặc dù đài thiên văn này được thiết kế để hoạt động trong 5 năm, nhưng các quan chức NASA cho biết họ kỳ vọng JWST sẽ đạt được tuổi thọ 20 năm. Trước đó, kính viễn vọng Không gian Hubble cũng đã có 32 năm phục vụ cho nhân loại.
NASA cho biết những hình ảnh từ Webb, kính viễn vọng không gian lớn nhất và mạnh nhất thế giới, đã mở ra “bình minh của một kỷ nguyên mới trong thiên văn học”.
Một trong những bức ảnh được công bố ngày 12/7 (giờ địa phương) cho thấy một đám mây bụi và những tia sáng bao quanh một ngôi sao sắp chết (Star Death) được gọi là Tinh vân Vành đai phía Nam (Southern Ring Nebula), nằm cách Trái đất khoảng 2.500 năm ánh sáng. Một bức ảnh khác cho thấy một cụm thiên hà có tên là Stephan’s Quintet.
“Ngôi sao mờ hơn ở trung tâm của cảnh này đã tạo ra các vòng khí và bụi trong hàng nghìn năm theo mọi hướng”, NASA cho biết về bức ảnh của Tinh vân Vành đai phía Nam.
Những chi tiết mới này, từ những giai đoạn cuối trong vòng đời của một ngôi sao, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các ngôi sao tiến hóa và biến đổi môi trường, theo NASA.
Kính viễn vọng không gian Webb trị giá 9,7 tỷ USD được vận hành bởi NASA và các cơ quan thiên văn của châu Âu và Canada, có nhiệm vụ quan sát vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên mới về khám phá vũ trụ.
Loạt ảnh đầu tiên có đủ màu sắc, độ phân giải cao, mất nhiều tuần để hiển thị từ dữ liệu kính thiên văn thô, đã được NASA lựa chọn kỹ càng.
Kính viễn vọng Webb được phóng lên vũ trụ từ Guiana (thuộc Pháp) vào ngày 25/12/2021, đến đích cuối cùng cách Trái đất 1,6 triệu km sau đó chưa đầy một tháng.
Sau đó, Webb đã trải qua một quá trình kéo dài 6 tháng để tháo rời các thành phần khác nhau, căn chỉnh các thấu kính và các dụng cụ hiệu chỉnh. Dự kiến trong những tuần tới, thêm nhiều khám phá khác sẽ được công bố.
Bức ảnh được Nhà Trắng công bố đầu tiên hôm 11/7 cho thấy rất nhiều ngôi sao, nhiều thiên hà khổng lồ và cả những thiên hà mờ nhạt ở xa. “Những gì chúng ta thấy ngày nay là vũ trụ sơ khai, thậm chí là những ánh sáng thu được từ thời kỳ sau vụ nổ Big Bang không lâu”, nhà thiên văn học Harvard Dimitar Sasselov cho biết.
Trôi bềnh bồng với cả thế giới bên dưới
Câu chuyện sau đây không chỉ liên quan đến một bức ảnh đáng kinh ngạc về Trái đất mà còn ghi dấu một kỳ tích đặc biệt của nhân loại. Năm 1984, NASA đã thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm một mẫu thiết bị phản lực không gian cho các phi hành gia. Nó được gọi là Đơn vị cơ động có người lái (MMU).
Vào tháng 2 năm đó, phi hành gia Bruce McCandless đã bay vào vũ trụ lần đầu tiên trên tàu con thoi Challenger để thử nghiệm máy bay phản lực. Sau một số thử nghiệm bên trong tàu vũ trụ, McCandless đã mạo hiểm đi ra khoảng không gian vũ trụ với thiết bị MMU gắn trên lưng. Vậy là, vào ngày 7/2 /1984, McCandless trở thành người đầu tiên “đi bộ” hoàn toàn tự do ngoài không gian mà không cần dây neo vào tàu của mình.
Khoảnh khắc bất tử trong bức ảnh toàn cảnh được chụp từ tàu Challenger trong khi Bruce đang lơ lửng cách tàu con thoi khoảng 98 mét. Bức ảnh đã nói lên tất cả: Chỉ có ông và chiếc ghế phản lực của ông giữa màu đen của không gian bên ngoài và màu xanh bao la của Trái đất dưới chân.
Trước khi qua đời vào tháng 12/2017, McCandless đã thú nhận với National Geographic rằng ông không dừng lại để nhìn xuống Trái đất trong chuyến bay không dây neo của mình. Tuy nhiên, có một lúc ông nhận thấy mình đã bay qua bang Florida.
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều có trình độ kinh tế tương đương nhau. Nhưng trong khi nền kinh tế Hàn Quốc tiếp tục phát triển trong những thập kỷ sau đó, thì Triều Tiên chìm trong nghèo đói.
Không có cách nào để hình dung về cơ sở hạ tầng năng lượng bấp bênh của Triều Tiên tốt hơn là thông qua các hình ảnh được chụp từ vũ trụ. Tháng 1/ 2014, một phi hành gia trên tàu vũ trụ quốc tế (ISS) đã chụp ảnh bán đảo Triều Tiên vào ban đêm.
Ở phần trên của bức ảnh, chúng ta có thể thấy trong khi Hàn Quốc rực rỡ nổi bật ở góc dưới bên phải. Giữa cả hai quốc gia, có một vùng màu đen gần như hoàn toàn hòa quyện hoàn hảo với màu đen của biển xung quanh. Nhưng đó thực ra là Triều Tiên.
Khi hình ảnh từ ISS được công bố công khai, Triều Tiên đã đưa ra một số tuyên bố, cho rằng “bản chất của xã hội không phải là ánh sáng hào nhoáng”. Nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong Un cũng đã kêu gọi người dân trong nước tích cực làm việc để khôi phục ngành điện của quốc gia.