Kể từ năm 2019, không một dự án ODA mới nào cho nông nghiệp được ký kết. Việt Nam mất lợi thế lãi suất thấp khi trở thành quốc gia ...
Nà Cài (tỉnh Sơn La, Việt Nam) – Sốp Đụng (tỉnh Hủa Phăn, Lào)
Cửa khẩu Nà Cài là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Cài, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Nà Cài là điểm cuối của đường tỉnh 104.
Cửa khẩu Nà Cài thông thương với cửa khẩu Sop Dung (Sốp Đung) ở Ban Sop Dung, huyện Xiengkhor, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Sáng ngày 03/02/2021, Trung tâm khai thác Tân Sơn Nhất (TOC) đã phối hợp VIAGS Tân Sơn Nhất trao tặng khen thưởng cho tập thể cán bộ nhân viên Đội Phục vụ hành khách Quốc Nội, Đội Phục vụ hành khách Quốc Tế, Đội Phục vụ hành lý – Trung tâm Phục vụ hành khách và 10 cá nhân thuộc Trung tâm Phục vụ sân đỗ - VIAGS Tân Sơn Nhất với những thành tích xuất sắc trong công tác phục vụ cho VIETNAM AIRLINES năm 2020.
Buổi lễ có sự tham gia của Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc VIAGS Bùi Đức Thanh và Ban Giám đốc; Ông Hoàng Xuân Hiệp Phó Giám đốc Trung tâm Khai thác Tân Sơn Nhất và các cán bộ Phòng, Trung tâm thuộc TOC/ VIAGS Tân Sơn Nhất.
Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, quy định và thay đổi liên tục nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm an toàn cho hành khách nhưng Đội Phục vụ hành khách Quốc Nội, Phục vụ hành khách Quốc tế, Đội Phục vụ hành lý – Trung tâm Phục vụ hành khách – VIAGS Tân Sơn Nhất luôn kịp thời cập nhật, triển khai có hiệu quả các thay đổi, tổ chức phục vụ rất tốt các chuyến bay charter, các chuyến bay giải cứu, các chuyến bay thương mại quốc tế, tăng chuyến quốc nội nhưng không để xảy ra bất cứ sai sót nào ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe và đạt các mục tiêu chỉ số hài lòng qua kênh đánh giá của khách hàng.
Đặc biệt tỏa sáng văn hóa chính trực con người VNA/VIAGS, cán bộ nhân viên Trung Phục vụ sân đỗ đã nhiều lần phát hiện và giao nộp tài sản của hành khách bỏ quên trên các chuyến bay, với tổng số 5.320 tài sản và 2.978.823.000 đồng tiền mặt quy đổi, góp phần nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.
Ông Hoàng Xuân Hiệp Phó Giám đốc Trung tâm Khai thác Tân Sơn Nhất và Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc Bùi Đức Thanh chụp hình lưu niệm cùng đại diện các đội được nhận thư biểu dương, khen thưởng.
Ông Hoàng Xuân Hiệp Phó Giám đốc Trung tâm Khai thác Tân Sơn Nhất gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ nhân viên của VIAGS Tân Sơn Nhất vì sự cống hiến và nỗ lực làm việc hết mình để có được những kết quả xuất sắc góp phần khẳng định và nâng cao hình ảnh uy tín, thương hiệu của VNA. Ông mong rằng trong thời gian tiếp theo, cả VIAGS Tân Sơn Nhất và TOC sẽ tiếp tục cùng hợp tác, phối hợp chặt chẽ để thực hiện thật tốt các nhiệm vụ cấp trên giao.
Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc Bùi Đức Thanh trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo TOC là cơ quan đại diện của VNA tại sân bay Tân Sơn Nhất đã kịp thời ghi nhận, động viên khen thưởng kịp thời người lao động VIAGS Tân Sơn Nhất đồng thời khẳng định VIAGS là Công ty con của VNA nên tất cả mọi nguồn lực phải đảm bảo ưu tiên phục vụ cho VNA đặc biệt trong giai đoạn hiện nay; mọi sự thành công của VIAGS sẽ góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu của VNA.
Ban Giám đốc VIAGS Tân Sơn Nhất, các cán bộ phòng/TT và TOC chụp hình lưu niệm cùng đại diện các đội được nhận thư biểu dương, khen thưởng.
Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) – Pa Háng (tỉnh Hủa Phăn, Lào)
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập hay cửa khẩu Pa Háng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pa Lá, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập là điểm cuối của quốc lộ 43.
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập thông thương với cửa khẩu Pahang ở huyện Samtay, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Tên ghi trên bảng hiệu là Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Lóng Sập. Một số văn liệu viết là “cửa khẩu Loóng Sập”.
Nậm Lạnh (tỉnh Sơn La, Việt Nam) – Mường Pợ (tỉnh Hủa Phăn, Lào)
Cửa khẩu Nậm Lạnh là cửa khẩu tại vùng đất bản Cang Kéo, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Nậm Lạnh cách thị trấn huyện lỵ Sốp Cộp khoảng 31 km hướng tây nam theo Đường tỉnh 105.
Cửa khẩu Nậm Lạnh thông thương với cửa khẩu Muang Peu (Mường Pợ) muang Xon, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Top 10 Cửa hàng sơn nổi tiếng, phổ biến nhất tại Sơn La
Có khoảng 2188 Cửa hàng sơn được tìm thấy trên website của chúng tôi. Dưới đây là top 10 Cửa hàng sơn phổ biến nhất tại Sơn La
(TN&MT) - Ngày 9/7, tỉnh Sơn La phối hợp với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) tổ chức Lễ khai trương cặp cửa khẩu phụ Nậm Lạnh (Sốp Cộp, Sơn La) - Mường Pợ (Mường Son, Hủa Phăn, nước CHDCND Lào).
Việc khai trương cặp cửa khẩu phụ Nậm Lạnh – Mường Pợ có ý nghĩa quan trọng đối với hai huyện Sốp Cộp - Mường Son và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước đi lại, trao đổi hàng hóa. Đồng thời, tăng cường hơn nữa truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng ngày càng phát triển theo chiều sâu và bền chặt hơn.
Đây là cửa khẩu phụ thứ hai được khai trương trên địa bàn tỉnh Sơn La với nước bạn Lào và là cửa khẩu phụ đầu tiên trên địa bàn huyện Sốp Cộp với huyện Mường Son, tỉnh Hủa Phăn. Hiện nay, tỉnh Sơn La có 4 cửa khẩu với nước bạn Lào gồm cửa khẩu quốc gia Lóng Sập (Mộc Châu), cửa khẩu Chiềng Khương (Sông Mã) và cửa khẩu phụ Nà Cài, xã Chiềng On (Yên Châu), cửa khẩu Nậm Lạnh (Sốp Cộp).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhấn mạnh: Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền nhân dân hai tỉnh đã triển khai các kế hoạch hợp tác, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và củng cố hệ thống chính trị, góp phần xây dựng khu vực biên giới hai nước vững mạnh và phát triển toàn diện. Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đề nghị mỗi tỉnh tiếp tục quan tâm trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách phù hợp, đáp ứng với yêu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hủa Phăn, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn Văn Xay Pheng Xum Ma đã khẳng định, việc khai trương cặp cửa khẩu phụ lần này có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới được đi lại, trao đổi hàng hóa; đồng thời, vun đắp truyền thống đoàn kết, hữu nghị thủy chung, trong sáng giữa hai nước Việt – Lào nói chung, Hủa Phăn và Sơn La nói riêng ngày càng phát triển...
Tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn có chung đường biên giới dài 242 km với 113 cột mốc quốc giới, có hai cặp cửa khẩu chính, hai cặp cửa khẩu phụ và một số điểm lối mở biên giới phục vụ cư dân trong khu vực biên giới hai bên trong việc xuất nhập cảnh để thăm thân, mua bán, trao đổi hàng hóa.
Ngay sau Lễ khai trương, lãnh đạo hai tỉnh cùng đoàn công tác đã tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh.
Chiềng Khương (tỉnh Sơn La, Việt Nam) – Bản Đán (tỉnh Hủa Phăn, Lào)
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Quốc lộ 4G nối từ thành phố Sơn La đến cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương và các xã ở thung lũng sông Mã trong vùng.
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương thông thương với cửa khẩu Ban Dan (Bản Đán) ở ban Dan, muang Et, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.