Theo Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã chính thức bị cấm xuất cảnh hôm 9-12, trong thời gian chờ điều tra về tội phản quốc và các cáo buộc khác liên quan đến lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn của ông vào tuần trước.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xuất nhập cảnh
Theo quy định tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các hành vị bị nghiêm cấm khi xuất, nhập cảnh bao gồm:
- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
- Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
- Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
- Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
- Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
- Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
- Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
Làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất
Việt Nam có cấm xuất cảnh không? Nếu có thì làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh? Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất thế nào?
Làm thế nào để biết mình đang bị cấm xuất cảnh?
Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về cấm xuất cảnh mà chỉ quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh:
- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về cấm xuất cảnh mà chỉ tạm hoãn xuất cảnh trong một thời gian nhất định (cũng có thể hiểu đơn giản là cấm xuất cảnh có thời hạn). Theo đó, để biết mình có đang bị cấm xuất cảnh hay không thì sẽ căn cứ vào việc mình có thuộc một trong những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định trên không.
Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh mới nhất
Nếu không chắc chắn mình có thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định hay không, mọi người có thể tra cứu trên trang web, thông báo của cơ quan có thẩm quyền hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trong đó, mọi người có thể tra cứu trên 02 trang web sau:
- Website của Tổng cục Hải quan: Tra cứu thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh:
https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=8&cid=1294&LoaiVanBan=16&LinhVuc=541
- Website của Tổng cục Thuế: Tra cứu danh sách người nộp thuế có thông báo tạm hoãn/ gia hạn tạm hoãn/ hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh: https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/nt/xc
Như vậy, có thể tra cứu danh sách cấm xuất cảnh qua 2 website là website của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế.
Công dân Việt Nam đáp ứng điều kiện nào mới được xuất cảnh khỏi Việt Nam?
Theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định điều kiện xuất cảnh
- Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng;
+ Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
+ Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
- Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Như vậy, công dân Việt Nam phải có giấy tờ xuất nhập cảnh có giá trị sử dụng, có thị thực, giấy tờ chứng minh được nhập cảnh ở nước đến và không bị cấm xuất cảnh/tạm hoãn xuất cảnh thì mới được xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Người biểu tình đòi luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 9-12 - Ảnh: REUTERS
Ngày 9-12, Bộ Tư pháp Hàn Quốc công bố lệnh cấm xuất cảnh với Tổng thống Yoon Suk Yeol trong khi chờ điều tra các cáo buộc liên quan đến tuyên bố thiết quân luật của ông tuần trước, theo Hãng tin Yonhap.
Lệnh cấm được áp sau khi Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao Hàn Quốc nộp yêu cầu cấm ông Yoon xuất cảnh.
Trước đó, tại cuộc họp báo ngày 9-12, cảnh sát Hàn Quốc đã xác nhận có thể cấm Tổng thống Yoon đi lại trong quá trình điều tra. Cảnh sát cũng không loại trừ khả năng thẩm vấn trực tiếp ông Yoon.
"Không có hạn chế nào về mặt con người hoặc thể chất đối với đối tượng điều tra", Hãng tin Yonhap dẫn lời ông Woo Jong Soo, một quan chức cảnh sát cấp cao nói.
Dù thoát cuộc bỏ phiếu kiến nghị luận tội ở quốc hội cuối tuần trước, ông Yoon đang đối mặt với hàng loạt cáo buộc và điều tra sau khi ban bố thiết quân luật vào tuần trước. Dù đã bãi bỏ sau đó vài tiếng, lệnh thiết quân luật vẫn đã gây hỗn loạn chưa từng có và kéo theo làn sóng biểu tình phản đối đòi ông từ chức.
Văn phòng công tố Hàn Quốc xác nhận các công tố viên đang điều tra cáo buộc phản quốc và lạm quyền đối với ông Yoon.
Đảng Dân chủ đối lập chính của Hàn Quốc ngày 9-12 đã đề xuất bổ nhiệm công tố viên đặc biệt để điều tra các cáo buộc đối với ông Yoon và đệ nhất phu nhân. Đảng này cũng thông báo sẽ tiếp tục thúc đẩy luận tội ông vào ngày 14-12 tới.
Sau nỗ lực ban bố thiết quân luật bất thành, ông Yoon hiện đã bị tước các quyền hạn tham gia chính sự, kể cả ngoại giao, trong khi Đảng Quyền lực nhân dân sắp xếp để ông từ chức có trật tự.
Dù vậy, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết ông Yoon vẫn là tổng tư lệnh của quân đội. "Về mặt pháp lý, (quyền kiểm soát lực lượng quân sự) hiện nằm trong tay tổng tư lệnh", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Jeon Ha Kyou trả lời ngày 9-12 khi được hỏi liệu ông Yoon có thể nắm giữ quyền kiểm soát quân đội trong khi là nghi phạm bị điều tra cáo buộc nổi loạn hay không.
Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon đã giảm xuống còn 17,3%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2022, theo thăm dò của Realmeter ngày 9-12.
Cuộc khảo sát cho thấy phản hồi tích cực về hiệu suất của ông Yoon đã giảm tới 7,7% so với tuần trước. Đánh giá tiêu cực về ông đã tăng 8,2% lên mức cao kỷ lục là 79,2%.
Cũng trong ngày 9-12, cựu bộ trưởng Nội vụ Lee Sang Min, người vừa từ chức trước đó 1 ngày, đã bị cấm xuất cảnh trong khi chờ điều tra về vai trò của ông trong quyết định tuyên bố thiết quân luật của tổng thống
Bộ Tư pháp đã áp dụng lệnh cấm đi lại sau khi nhận được yêu cầu từ cảnh sát và bên công tố, Yonhap dẫn lời các quan chức Hàn Quốc cho biết.
Ông Lee từ chức chỉ một ngày sau khi đảng đối lập chính đề xuất kiến nghị luận tội đối với chính ông, dự kiến bỏ phiếu vào ngày 10-12.
Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Lee Sang Min đã tuyên bố từ chức vào ngày 8-12, trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị chỉ trích vì lệnh thiết quân luật thất bại vào tuần trước.