Tây Hồ là một vùng đấp đẹp được bao bọc quanh Hồ Tây, với phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ và là lá phổi của Hà Nội. Những con đường góc phố nơi đây đã đi vào lịch sử và gắn bó với người dân thủ đô.
Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ – Hà Nội)
Đường: dài 700m; từ đường Lạc Long Quân chạy cạnh trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đến giáp địa phận huyện Từ Liêm.
Đất đai hai xã Phú Thượng và Xuân La huyện Từ Liêm trước, nay là đường giáp ranh giữa hai phường Xuân La và Phú Thượng, quận Tây Hồ.
Phố: dài 120m; từ phố Thụy Khuê đến đường Hoàng Hoa Thám, nối với đường vào trường đua ngựa cũ. Đất phường Thụy Chương, tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận cũ.
Nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là dốc Tam Đa. Do ở đầu dốc có hiệu thuốc bắc của người Hoa có bày ba tượng Phúc – Lộc – Thọ mà thành tên.
Phố: dài 500m; từ số 143 An Dương Vương đến chợ Phú Gia, phường Phú Thượng: quận Tây Hồ, Tên mới đặt tháng 1 – 2006.
Phú Gia: là tên một trong 3 thôn của xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội sau Cách mạng tháng 8-1945.
Việc lựa chọn để đặt tên cho đường phố này là hết sức quan trọng nhằm bảo tồn những địa danh đã gắn liền với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học – công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung.
Ngày nay quận Tây Hồ với nhiều khu đô thị nổi tiếng Hà Nội như: đô thị Tây Hồ Tây, khu chung cư 6th element, khu đô thị Sunshine City, Khu chung cư cao cấp Kosmo Tây Hồ, Khu chung cư Watermark Hồ Tây tạo thành quần thể đẹp cho quận Tây Hồ.
(TN&MT) – Sau 8 tháng khởi công thi công, đến nay, tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn chưa hoàn thành, gây ảnh hưởng...
(TN&MT) – Sau 8 tháng khởi công thi công, đến nay tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn chưa hoàn thành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Bà Nguyễn Thị Kim - bán hoa quả ở chợ trong ngõ 124 Âu Cơ bức xúc: “Bất kể ai đi qua đây cũng phải dè chừng, chỉ dám đi với “tốc độ rùa bò”. Trời nắng còn đỡ, trời mưa mới thật sự nguy hiểm! Những hôm mưa to, nước dâng cao, không có lối thoát, nhiều người đi qua đây bị ngã, thậm chí còn bị thương”.
Đường ngõ 124 Âu Cơ thi công chậm, gây cản trở đến việc đi lại của người dân
Theo bà Kim, từ ngày làm đường đến nay, hàng hóa trong chợ hầu như ế ẩm hơn trước. Còn chị Nguyễn Thị Thơm, người dân sống trong ngõ 124 chia sẻ: Khi chưa làm đường, doanh thu từ cửa hàng tạp hóa nhà tôi trung bình khoảng 4-5 triệu/ngày, nhưng từ khi bắt đầu thi công đường, việc buôn bán “chững lại” hẳn, hàng hóa ế ẩm do lượng người đi ngõ này gần như chuyển hết sang ngõ 200 và ngõ 310.
Một người dân giấu tên ca thán: Đường này làm lâu lắm rồi nhưng mãi vẫn chưa xong. Dân đã phản ánh lên các cấp chính quyền và cơ quan chức năng nhưng tình trạng cũng chẳng cải thiện hơn nhiều! Cứ với tiến độ rùa bò như hiện nay thì không biết đến bao giờ con đường này mới hoàn thiện?!
Được biết, trong quá trình thi công mở rộng, hiện trạng mặt bằng ngõ 124 Âu Cơ chật hẹp, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn, công trình ngầm nổi như: điện cao thế, hạ thế; hệ thống thông tin, liên lạc, đường ống cấp nước sạch… dưới lòng đường chưa được di chuyển lên vỉa hè của đường quy hoạch. Cùng với đó một số hộ dân hai bên đường đã đổ phế thải xây dựng lên mặt đường hiện trạng gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông và khó khăn cho việc thi công.
Từ thanh niên đến cụ già, bất kể ai khi đi qua đoạn đường này cũng phải hết sức dè chừng để không bị ngã
Theo Ban quản lý dự án xây dựng tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ thì dự án do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư có quy mô thực hiện trên diện tích 10.700m2, với tổng chiều dài 509m, mặt cắt ngang tuyến đường là 20,5m, trong đó mặt cắt ngang lòng đường là 10,5m, mặt cắt ngang vỉa hè 5m. Thời gian thực hiện dự án là 285 ngày (trong 2 năm 2014 - 2015). Theo mức giá được áp dụng tại đây, những ngôi nhà mặt tiền có sổ đỏ được đền bù trên 21 triệu đồng/m2, còn đất người dân tự ý xây trên đất nông nghiệp chỉ được đền bù 252.000 đồng/m2.
Ông Nguyễn Tiến Thành – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án quận Tây Hồ cho hay, tiến độ thi công chậm chủ yếu do một số hộ dân không đồng tình với giá đền bù nên không chịu bàn giao mặt bằng.
Liên quan đến giá cả đền bù, ông Thành cho rằng, đây là dự án mà TP đầu tư theo nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó, nguồn vốn ngân sách thành phố chi 70% và ngân sách quận chi 30%. “Dự án mang lại lợi ích công cộng, vì thế chế độ chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải tuân thủ quy định của nhà nước” - ông Thành nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tiến Thành cho biết: Theo Hồ sơ quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000 được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ-UBND ngày 29/6/2001 thì ngõ 124 Âu Cơ sẽ được nâng cấp mở rộng thành tuyến đường phân khu vực với bề rộng đường quy hoạch là 20,5m. Song một số hộ dân ở đây phản đối dự án cho rằng con ngõ không phải là dự án trọng điểm quốc gia, vì thế không cần phá nhà hai bên đường để làm 5 m vỉa hè mỗi bên.
Vẫn theo ông Thành, trong thời gian tới, để đẩy nhanh tốc độ thi công Ban quản lý dự án sẽ tiếp tục phối hợp với UBND quận Tây Hồ tích cực tuyên truyền, vận động và giải thích cho người dân hiểu được quyền lợi cộng đồng và cá nhân, nhằm giúp đẩy nhanh tiến độ GPMB và thi công đường.
Nói đến tên nhân vật lịch sử, cũng đồng thời là nhân vật huyền thoại Âu Cơ thì mọi người đều thống nhất rằng đây là vị tổ mẫu của dân tộc chúng ta. Chữ “Âu” ở đây bắt nguồn từ một huyền tích của người Mường vốn là anh em gắn bó ruột thịt với người Việt từ thời xa xưa, có tên là đẻ đất đẻ nước thì ở đó có chuyện “Chim Âng, cái Ứa”, thì rất gần với chữ Âu trong “Âu Cơ”. Huyền tích nói rằng Âu Cơ với chữ Cơ là người phụ nữ đẹp theo nghĩa chữ Hán thì là người phụ nữ đẹp, mang hình tượng của loài chim, tượng trưng cho phần núi cao, trời cao thì là một nửa của non sông, đất nước, mà nửa kia chính là biển, là phần ở phía dưới, mà khi sự hợp nguồn của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành cặp vợ chồng tiên tổ của dòng giống. Đường Âu Cơ chính là đoạn đê sông Hồng nằm giữa đường Nghi Tàm và An Dương Vương (quận Tây Hồ), là một trong những đoạn chung chuyển nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội Bài. Hai bên đường là chân đê với bãi cỏ xanh mướt. Đường nguyên là đường đê sông Hồng, chạy trên đất của các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên thuộc huyện Từ Liêm trước, nay thuộc phường Nhật Tân, Quảng An và Tứ Liên quận Tây Hồ. Đối diện bên kia đường là chợ hoa Quảng An khá nổi tiếng chuyên bán hoa tươi, nhộn nhịp từ 11h đêm đến 3 - 4h sáng cũng là một trong những nét rất đặc trưng của đời sống người dân vùng ven Hồ Tây vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Bản quyền hình ảnh thuộc về Mimosa © Mimosa Wedding. All rights reserved
Đường Âu Cơ dài 3.000m, rộng 6-8m. Đường đi từ ngã ba Nhật Tân đến đường Nghi Tàm (khu vực khách sạn Thắng Lợi).
Tên đường được đặt tháng 1/1999.
Về tiểu sử Âu Cơ, Đại Việt sử lý toàn thư, kỷ Hồng Bàng – ghi trong mục “Lạc Long Quân” như sau: “Tên húy là Sùng Lãm, con trai Kinh Dương vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng) là tổ của Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ: Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, khó lòng đoàn tụ. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về miền Nam (có bản chép là Nam Hải). Phong con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi” chính là ông tổ của dân tộc Lạc Việt.