là quốc gia nằm ở phía tây nam châu Mỹ, sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đa dạng. Nếu có dịp đến Chile, đừng bỏ lỡ ghé thăm những địa điểm sau đây:
Đường Bukhansan Banghak Neungseon
Được biết đến là ngọn núi lớn nhất và cũng là cung đường leo núi tại Seoul đáng trải nghiệm, Bukhansan giống như “lá phổi của Seoul”. Những khúc quanh trên đường đi tương đối dễ nên du khách hoàn toàn yên tâm vừa leo núi, vừa thưởng thức phong cảnh thiên nhiên giữa núi rừng. Đích đến cuối cùng của cung đường này đó là chùa Wontongsa – một ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Silla với lối kiến trúc kiểu xưa.
Đỉnh Baegundae cao 837m, đỉnh núi cao nhất thuộc ngọn núi Bukhansan. Ảnh: ktrip.com
Từ đỉnh Baegundae cao 837m, đỉnh núi cao nhất thuộc ngọn núi Bukhansan, bạn có thể nhìn thấy những đám mây trắng xốp trôi bồng bềnh qua những ngọn núi dưới chân. Thường, du khách mất khoảng 3 giờ để leo lên đỉnh Baegundae với tuyến đường từ Trung tâm hỗ trợ Bukhansanseong gần ga tàu điện ngầm Gupabal đến đỉnh núi Baegundae là phổ biến nhất.
Bukhansan là ngọn núi lớn nhất và cũng là cung đường leo núi tại Seoul đáng trải nghiệm. Ảnh: Traveloka
Nằm trong Vườn Quốc gia Jirisan, núi Jirisan là ngọn núi cao nhất trong lục địa và là ngọn núi cao thứ hai tại Hàn Quốc. Núi Jirisan nổi tiếng với 7 ngôi chùa Phật giáo với các tác phẩm chạm khắc trên đá cổ, và đây cũng là khu bảo tồn đa dạng sinh học nhiều loài động vật và thực vật phong phú.
Núi Jirisan nổi tiếng với 7 ngôi chùa Phật giáo với các tác phẩm chạm khắc trên đá cổ. Ảnh: national-parks.org
Thông thường du khách sẽ mất khoảng 5 tiếng để leo lên đỉnh núi cao nhất Jirisan. Hoặc dành nhiều thời gian hơn khám phá ngọn núi này vào thời điểm bình minh vô cùng ấn tượng từ đỉnh Cheonwangbong cao 1.915 mét so với mực nước biển. Với vẻ đẹp này của mình, cung đường leo núi tại Seoul này thu hút khoảng 280.000 du khách mỗi năm.
Với vẻ đẹp này của mình, cung đường leo núi tại Seoul này thu hút khoảng 280.000 du khách mỗi năm. Ảnh: Brit Adventures
NGOÀI LỀU THÌ CẦN CHUẨN BỊ THÊM NHỮNG ĐỒ DÙNG CẮM TRẠI CẦN THIẾT NÀO ?
Cắm trại trên núi lạnh, nhiều sương và thường xuyên có mưa nên Chung gợi ý một số đồ cắm trại cần thiết nhất mà bạn nên chuẩn bị thêm cho chuyến leo núi Bà Đen – Tây Ninh
1 – Đệm cách nhiệt : Dùng trải trong lều giúp bạn nằm êm hơn, ấm hơn và không bị ướt hoặc lạnh lưng khi ngủ lều
2 – Đèn lều, đèn pin cầm tay, đèn treo đầu, dây đèn led, đèn sinh hoạt : Dùng chiếu sáng đường đi, chiếu sáng sinh hoạt trong lều và dùng vệ sinh cá nhân tại nơi cắm trại. Rất nhiều bạn nghĩ rằng mình sẽ đốt lửa nên không cần chuẩn bị, nhưng trên thực tế thì lửa không đủ sáng và sáng thời gian dài cho bạn. Và nhiều lúc bạn không thể đốt được lửa do không có củi khô hoặc ngoài trời quá ẩm.
3 – Túi ngủ : Túi ngủ giúp bạn ấm khi ngủ trong lều. Linh hoạt chuẩn bị bằng cách xem thời tiết trước chuyến đi.
4 – Bạt trải ngồi chơi ngoài lều : Giúp trải bên ngoài đất để ngồi chơi ăn uống vì nếu trời khô hay ẩm ướt thì ngồi ngoài đất cũng rất bất tiện và nhiều côn trùng.
5 – Bộ tăng che ( có trụ hoặc không trụ ) : Bộ tăng che giúp che mưa cho lều nếu có mưa hoặc làm giảm cường độ của sương thấm vào lều. Bạn không cần chuẩn bị trụ nếu chỗ bạn hạ trại có các cây xung quanh để cột. Chuẩn bị bộ trụ để dựng tăng khi xung quanh không có chỗ cột để căng tăng
Đó là những thứ cần thiết nhất mà bạn nên chú ý để chuẩn bị. Còn những đồ dùng khác như nồi niêu xoong chảo, bếp, bộ bàn ghế, thức ăn nước uống tùy vào nhu cầu của nhóm mà chuẩn bị thêm.
Wendy Chen bỏ ra 350 tệ để thuê một chàng trai khỏe mạnh đồng hành lên núi Thái Sơn, sau khi không tìm được người bạn nào đi cùng.
Quyết định thử thách bản thân bằng cách leo Thái Sơn, ngọn núi nổi tiếng ở miền đông Trung Quốc nhưng Wendy Chen không tìm được bạn đi cùng. Do đó, cô gái 25 tuổi đã thuê "bạn leo núi cùng", là một chàng trai trẻ có nhiều kinh nghiệm leo núi, hỗ trợ Chen chinh phục đỉnh núi cao 1.500 m.
"Pei pa" (đi cùng để leo núi) là xu hướng phổ biến ở Trung Quốc trong năm 2024, gồm những chàng trai trẻ cung cấp dịch vụ đi leo núi cùng người lạ. Các video gắn hashtag "pei pa" thu hút hơn 100 triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Bức ảnh bình minh trên núi Thái Sơn được Wendy chụp lại trong lần leo núi với pei pa. Ảnh: CNN
Họ là những người trẻ, khỏe, thường là sinh viên đại học, cựu quân nhân, tự quảng cáo bản thân trên các nền tảng mạng xã hội như Tiểu Hồng Thư và Douyin. Thông tin về các pei pa nêu rõ chiều cao, mức độ thể lực, kinh nghiệm đi bộ đường dài. Phí cho mỗi chuyến đi cùng những người này dao động 200 - 600 tệ (30-85 USD).
Các pei pa sẽ làm mọi cách giúp khách hàng không cảm thấy kiệt sức và khuyến khích họ đi tiếp, từ ca hát, kể chuyện cười, chơi nhạc, động viên bằng lời nói, xách đồ hộ hoặc nắm tay kéo khách đi.
Cuộc phiêu lưu của Chen bắt đầu từ 20h tối để kịp ngắm bình minh trên đỉnh Thái Sơn vào sáng hôm sau. Sau khi đánh giá thể lực của cô gái, người bạn leo núi thuê cho cô một chiếc áo khoác dày và dẫn cô đến nơi nghỉ qua đêm có tường bao quanh ở trên núi.
Lúc ngắm bình minh, pei pa đã chuẩn bị sẵn quốc kỳ và các đạo cụ khác để cô có bức ảnh đáng nhớ. Dù kỹ năng chụp ảnh của người này chưa thành thạo như chuyên gia, Chen vẫn đánh giá anh "đạt yêu cầu" và trả phí dịch vụ 350 tệ (49 USD). Chen nói những pei pa đẹp trai hơn có thể được trả phí cao hơn. "Đẹp trai là một lợi thế", cô nói.
Chen Wudi (trái) đang đi leo núi cùng một khách hàng nữ. Ảnh: CNN
Khách hàng chủ yếu là những phụ nữ trẻ, độc thân. Tuy nhiên, xu hướng khách hàng này đang thay đổi. Một video quay cảnh nam sinh viên đại học khỏe mạnh đang bế đứa trẻ ba tuổi lên một ngọn núi, mẹ bé đi theo sau thu hút nhiều người quan tâm vào hè năm nay.
Chris Zhang, sinh viên đại học 20 tuổi, đã nắm bắt cơ hội kiếm tiền vào hè này. Trong khi bạn bè cùng lớp lựa chọn đi thực tập, Zhang tham gia vào thị trường pei pa.
Vào mùa hè, lượng người đi du lịch đông kéo theo nhu cầu cần pei pa tăng cao. Trong ba tháng, Zhang kiếm được hơn 20.000 tệ (2.800 USD). Cũng thời gian đó, bạn cùng lớp kiếm được 2.000 tệ (180 USD) mỗi tháng cho công việc thực tập sinh. Zhang thích công việc này vì thu nhập cao và có thể ở ngoài trời nhiều hơn, thay vì suốt ngày ngồi trước máy tính.
Chen Wudi coi pei pa là công việc nghiêm túc. Sau khi nghỉ làm nhân viên bán hàng vào tháng 4, chàng trai 27 tuổi với sở thích đi bộ đường dài đã trở thành pei pa toàn thời gian. Hiện tại Chen có hơn 40 người đặt đi cùng, kiếm được 20.000 tệ mỗi tháng.
Theo số liệu gần đây của chính phủ, số tiền 20.000 tệ này cao gấp đôi mức lương trung bình hàng tháng ở Trung Quốc. Chen thậm chí đã chuyển đến thành phố Thái An cạnh chân núi Thái Sơn để thuận tiện cho công việc. Mỗi ngày, anh leo ngọn núi 2-3 lần.
Pei pa đang là xu hướng tại Trung Quốc. Ảnh: His work at work
Những pei pa nổi tiếng như Chen nhận được đơn đặt hàng từ khắp nước. Ngoài núi Thái Sơn, Chen sẵn sàng leo bất kỳ ngọn núi nào khi có người yêu cầu, chỉ cần họ trả thêm phí đi lại.
Dù mức thu nhập hấp dẫn, Chen thừa nhận đây không phải công việc lâu dài vì đòi hỏi thể lực. Leo núi nhiều khiến anh bị đau đầu gối. "Tôi chỉ có thể tiếp tục làm công việc này thêm vài tháng hoặc nửa năm nữa", Chen nói.
Xu hướng tìm người leo núi cùng có trả phí đang gây ra một số lo ngại. Hiện tại, thị trường này không được chính phủ quản lý. Nhiều người cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt với những phụ nữ trẻ độc thân hoặc có con nhỏ.
Bên cạnh đó, các pei pa chỉ là hướng dẫn viên leo núi nghiệp dư, có thể chưa lương hết tình huống nguy hiểm. Xu hướng này cũng tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo xuất hiện. Nhiều du khách đã báo cáo về việc bị lừa.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc vẫn ở mức cao, nhiều người trẻ phải đối mặt tình trạng khó xin việc, hoặc công việc không ổn định sau khi tốt nghiệp. Do đó, trở thành pei pa là một cách kiếm tiền nhanh chóng để giúp họ "lấy ngắn nuôi dài".
Chen Wudi hiểu rằng công việc pei pa không thể làm mãi. Nhưng hiện anh không có phương án thay thế.
"Tôi thích đi bộ đường dài, đến nhiều nơi và công việc này giúp tôi đủ tiền trang trải cuộc sống", Chen nói.