Bộ luật Lao động Việt Nam được ban hành năm 1994 đã qua các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2012, tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế chưa phúc đáp được nhu cầu điều chỉnh về quan hệ lao động của thị trường lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 cũng không phải là ngoại lệ, dù mới được sửa đổi nhưng chỉ sau ít năm đã có những nội dung hoặc là lạc hậu hoặc là không phù hợp với thực tiễn nên dẫn đến việc Quốc hội khóa 14 quyết định sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012.
- Đối tượng điều chỉnh của pháp luật
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật, sự điều chỉnh của pháp luật tác động tới.
Theo nghĩa rộng, đối tượng điều chỉnh của pháp luật là toàn bộ các quan hệ xã hội, được pháp luật điều chỉnh. Trong đời sống của một xã hội, giữa người và người tồn tại các quan hệ rất đa dạng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy tắc đạo đức, tôn giáo, chính trị, phong tục, tập quán…
Trong xã hội, tồn tại những quan hệ xã hội, mà xét từ lợi ích của giai cấp cầm quyền, từ lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng… thì cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật, sự quản lí của Nhà nước. Đó là những quan hệ xã hội có tính cơ bản, quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… và đều trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Có những quan hệ xã hội đã được các quy tắc đạo đức, xã hội, tập quán, phong tục… điều chỉnh, nhưng do ý nghĩa xã hội, tầm quan trọng của chúng vẫn được pháp luật điều chỉnh, như các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, lao động…
Theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực, có cùng tính chất, gần gũi nhau. Các quan hệ xã hội này trở thành đối tượng điều chỉnh của một ngành luật, một hay nhiều văn bản luật như Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự…
Xem thêm: Ngành luật lao động trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Các quan hệ lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động
Xuất phát từ nguyên nhân do mục đích sử dụng lao động khác nhau, đặc điểm, tính chất nên có những quan hệ lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của bộ luật lao động, đó là:
(i) Quan hệ giữa cán bộ, công chức, viên chức với cơ quan nhà nước:
Trong quan hệ xã hội giữa cán bộ, công chức với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được nhà nước trao một phần quyền lực nhà nước và họ được thừa hành một phần quyền lực đó. Công việc của cán bộ, công chức mang tính chất quản lý, do đó, quan hệ lao động của họ với cơ quan Nhà nước là một loại quan hệ quản lý, do ngành luật hành chính điều chỉnh. Quan hệ giữa viên chức với đơn vị sử dụng công lập có nhiều điểm tương đồng với quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động nhưng đây cũng là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hành chính.
(ii) Quan hệ giữa các thành viên hợp tác xã với hợp tác xã:
Trong quan hệ xã hội giữa thành viên hợp tác xã với hợp tác xã, do hợp tác xã được tạo lập bởi sự tự nguyện đóng góp tài sản và công sức của các thành viên hợp tác xã cho nên thành viên hợp tác xã vừa là người lao động vừa là đồng chủ sở hữu hợp tác xã. Trong cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã là thành viên của đại hội thành viên – cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, vậy nên quan hệ lao động giữa thành viên hợp tác xã với hợp tác xã còn có tính chất của quan hệ quản lý. Ở đây, quan hệ lao động, quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ quản lý hợp thành một loại quan hệ xã hội thống nhất với tính chất, đặc điểm riêng và do pháp luật về hợp tác xã bao gồm cả điều lệ của hợp tác xã điều chỉnh.
(iii) Quan hệ khoán việc dân sự;
(iv) Lao động tự do không có hợp đồng lao động.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].
- Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động
Điều 1 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động”.
Điều 2 về đối tượng áp dụng, Bộ luật này quy định như sau: “1- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động. 2- Người sử dụng lao động. 3- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 4- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.
Như vậy đối tượng điều chỉnh của ngành luật lao động là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê có trả công cho người lao động và các quan hệ khác có liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest