Khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN định nghĩa:

Cách xóa nợ nhóm 2 và điều kiện để được vay vốn

Để có thể vay vốn dù là vay tín chấp hay vay thế chấp thì các khoản vay phải trở lại nhóm 1. Điều này có nghĩa là cần phải trả đủ số tiền nợ gốc và lãi hiện tại càng sớm càng tốt và chờ 12 tháng để xóa lịch sử nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu nhóm 3-4-5, bạn phải chờ từ 3-5 năm để xóa. Lưu ý đặc biệt, nếu bị nợ nhóm 3 thì khả năng vay ngân hàng lên tới 90% là không thể.

Tuy nhiên một số ngân hàng vẫn xem xét hồ sơ và có quy trình kiểm soát riêng nếu đáp ứng được điều kiện khác như nguồn thu nhập tốt, tài sản thế chấp tốt. Mặc dù không thể xóa nợ xấu hoàn toàn, tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong ngành tài chính ngân hàng và hỗ trợ nhiều khách hàng vay thành công, BankExpress sẽ hỗ trợ bạn đàm phán với ngân hàng trong trường hợp này. Nếu ngân hàng nói “KHÔNG” với bạn. Không có nghĩa là bạn hết cơ hội.

Các khoản nợ quá hạn có khả năng gây hại cho ngân hàng vì chúng là khoản nợ mà ngân hàng có thể không thể thu lại được. Điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm tín dụng cá nhân khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu và đảm bảo sức khỏe tài chính của mình, khách hàng cần đưa ra kế hoạch tài chính hợp lý và quản lý các khoản nợ một cách cẩn thận.

Tham khảo: Kế hoạch trả nợ tín dụng thông minh trong 7 bước đơn giản

Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào?

Theo quy định, nợ xấu nhóm 5 là nợ xấu có nguy cơ khó thu hồi nhất. Do đó, thông thường các ngân hàng khi muốn đảm bảo tỷ lệ trả nợ của khách hàng vay thì sẽ lựa chọn phương án không cho người thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5 vay vốn.

Khi khách hàng bị phân vào nhóm nợ nhóm 5 thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 còn được gọi là nợ có khả năng mất vốn. Kéo theo đó, nếu mức trích lập rủi ro càng cao thì lợi nhuận cũng sẽ giảm theo tương ứng.

Do đó, ngân hàng thường sẽ không chấp nhận cho khách hàng thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5 vay vốn tại ngân hàng của mình.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ không được vay vốn. Nợ xấu nhóm 5 có vay vốn ngân hàng được không thì câu trả lời là có thể. Khách thuộc nợ xấu nhóm 5 có thể được vay vốn nếu thuộc trường hợp sau đây:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-NHNN, thông tin nợ xấu của khách vay được lưu trữ trên hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (Credit Information Centre, sau đây gọi là CIC) trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày kết thúc thông tin nợ xấu, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo chính sách cung cấp thông tin của CIC trên thực tế thì nếu khách hàng có nợ xấu dưới 10 triệu đồng thì sẽ được xoá ngay sau khi khách hàng tất toán và tổ chức tín dụng thực hiện việc báo cáo với CIC.

Do đó, nếu khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 5, sau thời hạn bị lưu trữ thông tin về nợ xấu trên CIC, khi đã được xoá thông tin nợ xấu thì sẽ được xem xét, quyết định cho vay căn cứ vào điều kiện, chính sách của từng ngân hàng sau khi ngân hàng kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC.

Đã bán khoản nợ xấu cho công ty quản lý tài sản

Theo Điều 6 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, việc cho khách hàng có nợ xấu bán cho công ty quản lý tài sản được quy định như sau:

Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Theo quy định này, công ty quản lý tài sản có thể thực hiện mua nợ xấu của ngân hàng. Sau khi đã bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thì có thể được xem xét cho vay theo thoả thuận.

Tuy nhiên, khoản nợ xấu đủ điều kiện để được công ty quản lý tài sản mua nêu tại Điều 8 Nghị định 53 như sau:

a) Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;

đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, nếu khoản nợ xấu nhóm 5 đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có thể được ngân hàng xem xét cho vay vốn nếu bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản đảm bảo và được cơ cấu lại khoản nợ. Do đó, để xác định ngân hàng nào cho người nợ xấu nhóm 5 vay thì cần xem xét chính sách cho vay của ngân hàng đó.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòn liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Theo Khoản 8, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14, nợ xấu bao gồm: Khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng

Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; ủy thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Trên thực tế, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Việc tổ chức tín dụng không thu hồi được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Do đó, nếu việc thu hồi nợ càng ít thì cho vay sẽ càng ít đẩy mức lãi suất lên càng cao.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN , sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

(1) Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

(2) Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

(3) Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu.

(4) Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(5) Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

Ví dụ: Báo cáo tài chính quý 3 hợp nhất của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (mã chứng khoán: VCB) ghi nhận khoản mục cho vay khách hàng như sau:

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 3 hợp nhất của Vietcombank

Như vậy, tại thời điểm cuối quý 3 năm nay, nợ xấu của Vietcombank ghi nhận 10.884 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank đã lên 1,16%.

Tuy vậy, điểm tích cực là "ông lớn" Vietcombank đã tăng chi phí dự phòng lên 8.012 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 9/2021, ngân hàng đang có hơn 26.432 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (một trong những chỉ số dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu) đạt mức cao là 243%.

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 3 hợp nhất của Vietcombank

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo quy định trên thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu. (theo Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14)

Cần phải lưu ý rằng, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Ví dụ, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ ngay lập tức bị phân vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn (theo Điểm d, Khoản 3, Điều 3 Nghị quyết số 42/2017/QH14).

Do vậy, nợ xấu ở nhóm cao hơn không nhất thiết phải chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn một bậc. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất.

Tại Việt Nam, hệ thống các ngân hàng - công ty tài chính được xem là trung gian tài chính rất quan trọng, đóng vai trò huy động vốn từ các chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi và cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn; thông qua đó sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng tác động tích cực đến phát triển nền kinh tế.

Do đó, nợ xấu ngân hàng sẽ hạn chế khả năng khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng vì lý do lãi suất và điều kiện vay vốn. Ở mức độ cao hơn, nếu nợ xấu của một ngân hàng phát triển theo chiều hướng xấu, không được giải quyết, ngân hàng có thể đổ vỡ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đối với hệ thống.

Cụ thể hơn, nợ xấu là dấu hiệu của chất lượng cho vay kém, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp, đe dọa khả năng thanh khoản, hạn chế phát triển hoạt động tín dụng. Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng, hạn chế năng lực cạnh tranh trong hệ thống, và là nguyên nhân rủi ro lãi suất. Việc trích lập dự phòng nợ xấu cũng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, khi nguồn bù đắp rủi ro không đủ, nợ xấu sẽ ăn vào vốn tự có của ngân hàng.

Hiện nay, tất cả các thông tin về người vay nợ bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

Nợ nhóm 2 là những khoản nợ kể cả nợ lãi và/hoặc nợ gốc trong thời gian từ 10 ngày đến dưới 90 ngày Trong quá trình vay ngân hàng, nếu khách hàng không trả nợ gốc và nợ lãi theo đúng thời hạn nêu trong hợp đồng tín dụng thì sẽ được phân loại vào các nhóm nợ.

Tùy thuộc vào thời gian trễ hạn, các nhóm nợ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ số tín nhiệm của người vay và đến sự đảm bảo an toàn trong việc cấp tín dụng đối với ngân hàng. Bài viết trả lời tất cả những vấn đề về nợ nhóm 2, nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết hiệu quả khi bị nợ nhóm 2.

Đối với các khoản nợ quá hạn quá lâu hoặc không có khả năng thu hồi, ngân hàng sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật để giải quyết tình hình. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu và đảm bảo sức khỏe tài chính của mình, khách hàng cần đưa ra kế hoạch tài chính hợp lý và quản lý các khoản nợ một cách cẩn thận.

Tham khảo: 5 Thay đổi Mới người Vay tiền Ngân hàng Phải biết từ 1/9/2023

Các nhóm nợ xấu được chia thành các nhóm dựa trên mức độ quản lý nợ của khách hàng và thời gian chậm trễ trong việc trả nợ. Các nhóm này cũng thể hiện mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Nợ nhóm 2 là những khoản nợ sau:

Ngoài một số lý do khách qua từ phía ngân hàng được nêu dưới đây, thì lý do chính đa phần xuất phát từ người vay. Trước khi tiến hành giải ngân cho vay, các ngân hàng cần thực hiện quá trình thẩm định và đánh giá khoản vay. Đây là bước rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng có thể biết rõ thông tin về khách hàng, tình hình tài chính của họ cũng như đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng. Dựa trên những thông tin này, ngân hàng sẽ quyết định xem có cho vay hay không.

Nếu quá trình thẩm định này không được thực hiện chính xác, ngân hàng có thể đánh giá sai khách hàng, dẫn đến việc phát sinh nợ xấu. Hiện nay, có hai lỗi phổ biến nhất trong quá trình thẩm định khoản vay bao gồm:

Tham khảo: Lịch sử tín dụng là gì? Kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân CIC

Việc này diễn ra khá thường xuyên đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính do khoản vay nhỏ và hệ thống nhắc nợ không thường xuyên.

Tôi có sẵn tiền trong tài khoản để đóng lãi nhưng do lu bu công việc rồi quên hoặc nộp sau 10 ngày