RAAW COFFEE Thursday, 16 May, 2024

Báo quốc tế: Việt Nam là một trong 5 quốc gia sản xuất cà phê tốt nhất thế giới

(Tổ Quốc) - Trong khi một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới đã quá phổ biến thì số khác lại mang đến nhiều ngạc nhiên trong thời gian gần đây.

Theo trang Investopedia, thế giới có hơn 50 quốc gia sản xuất cà phê nhưng hầu hết sản lượng cà phê toàn cầu lại đến từ 5 nhà sản xuất hàng đầu: Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia.

Thu hoạch cà phê ở vùng trồng của Công ty Simexco Daklak (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Sản xuất cà phê đã đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển đất nước của Brazil và cà phê tiếp tục là động lực cho nền kinh tế đất nước. Loại cây này lần đầu tiên được đưa đến Brazil vào đầu thế kỷ 18 bởi những người Pháp. Với sự phổ biến ngày càng tăng của cà phê ở châu Âu, Brazil đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới vào những năm 1840 và từ đó đến nay, khoảng 300.000 trang trại cà phê trải khắp Brazil.

Hơn 150 năm qua, Brazil là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Hiện tại, Brazil chiếm đến 1/3 tổng sản lượng cà phê trên thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Brazil dự kiến sẽ sản xuất 66,3 triệu bao cà phê loại 60 kg trong năm 2023-2024, chiếm khoảng 40% sản lượng của thế giới.

Khác với hầu hết các quốc gia sản xuất cà phê khác, Brazil phơi khô quả cà phê dưới ánh nắng mặt trời (cà phê chưa rửa) thay vì rửa chúng.

Còn khá mới đối với lĩnh vực thương mại cà phê quốc tế nhưng Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những nước sản xuất lớn nhất. Trong những năm 1980, Việt Nam đã đặt cược lớn vào phát triển cà phê và sản lượng đã tăng từ 20% đến 30% mỗi năm trong suốt những năm 1990, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam dự kiến sẽ sản xuất 27,5 triệu bao cà phê loại 60 kg trong năm 2023-2024, theo USDA.

Việt Nam hiện cũng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế bằng cách tập trung chủ yếu vào loại cà phê Robusta giá cả phải chăng hơn. Hạt Robusta có thể có lượng caffeine lên tới gấp đôi so với hạt Arabica, khiến cà phê có vị đắng hơn. Việt Nam cũng là nước sản xuất cà phê Robusta số 1 thế giới, chiếm 35% sản lượng toàn cầu trong năm 2023–2024.

Cà phê trồng ở Việt Nam cũng cho năng suất cao. Sản lượng cà phê của quốc gia này cao hơn đáng kể so với các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác.

Một chiến dịch quảng cáo nổi tiếng về một nông dân trồng cà phê hư cấu tên là Juan Valdez của Liên đoàn cà phê Colombia (FNC) đã giúp xây dựng thương hiệu Colombia trở thành một trong những quốc gia sản xuất cà phê nổi tiếng nhất. Colombia nổi tiếng về chất lượng cà phê và dự kiến sẽ sản xuất 11,5 triệu bao cà phê loại 60 kg vào năm 2023-2024.

Trong vài năm qua, bắt đầu từ năm 2008, cây cà phê của Colombia đã bị ảnh hưởng bởi một loại bệnh trên lá được gọi là bệnh gỉ sắt cà phê. Sản lượng giảm mạnh nhưng kể từ đó đã phục hồi khi nước này thay thế cây bằng các giống kháng bệnh gỉ sắt. Hiện Colombia đứng thứ hai về sản lượng cà phê Arabica và hàng triệu người trên thế giới thích hương vị nhẹ nhàng, cân bằng của loại cà phê này.

Vị trí và khí hậu của Indonesia đã giúp nước này trở thành nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 trên thế giới. Tổng sản lượng, bao gồm Robusta và Arabica, là 9,7 triệu bao loại 60 kg trong năm 2023–2024. Indonesia có 1,2 triệu ha trồng cà phê; các trang trại nhỏ, độc lập chiếm phần lớn sản lượng, mỗi trang sở hữu từ 1 đến 2 ha.

Indonesia sản xuất một số loại cà phê đặc trưng được ưa chuộng, trong đó thú vị nhất là Kopi Luwak. Được thu hoạch từ những hạt cà phê đã được tiêu hóa do cầy hương ăn và đào thải, hạt cà phê này có hương vị đặc biệt. Quá trình thu thập và thu hoạch hạt khá phức tạp và kết quả là một trong những hạt cà phê đắt nhất thế giới. Với giá khoảng 35 - 100 USD một cốc, Kopi Luwak được phong là cà phê đắt đỏ nhất hành tinh.

Nông dân ở Indonesia khẳng định đây là loại cà phê ngon nhất trên thế giới. Bởi, cầy hương khá kén ăn, chúng chỉ chọn những trái cà phê chín nhất. Theo National Geographic, enzyme tiêu hóa của loài động vật này "thay đổi cấu trúc protein trong hạt cà phê, loại bỏ một số axit để tạo ra một tách cà phê uống êm hơn".

Ethiopia giành lại vị trí số 5 trong năm 2023–2024 và dự kiến sẽ sản xuất 8,35 triệu bao loại 60 kg. Ethiopia hiện là nước sản xuất cà phê lớn nhất châu Phi và có tốc độ tăng trưởng liên tục trong 3 năm qua, theo USDA.

Danh tiếng của Ethiopia không chỉ vì đó là cái nôi của cà phê, mà còn là vì nơi đó sản xuất ra cà phê tốt nhất thế giới. Cà phê Ethiopia được trồng khắp nơi ở vùng đất Nam Phi này. Nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng núi phía nam - nơi có độ cao và điều kiện tốt nhất cho sự phát triển./.

Cà phê là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ ba trên toàn cầu, chỉ sau nước và trà. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các quán cà phê ở khắp mọi ngóc ngách của tất cả các thành phố trên thế giới. Với hơn 3,5 tỷ tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày, không có gì ngạc nhiên khi cà phê là một trong những thức uống được yêu thích nhất và là mặt hàng được xuất khẩu và nhập khẩu nhiều thứ hai trên toàn cầu sau dầu mỏ.

Ngoài việc sử dụng làm đồ uống, cà phê còn có nhiều công dụng hữu ích được dùng trong ngành dược phẩm và mỹ phẩm. Hạt cà phê có chất lượng tốt đòi hỏi được trồng trong thời tiết thích hợp đặc biệt ở những nơi có thời tiết ấm và không quá khắc nghiệt, hầu hết các nước sản xuất cà phê trên toàn cầu đều có chung đặc điểm địa lý và điều kiện thời tiết. Dưới đây là top 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, được thống kê theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (International Coffee Organization).

Brazil là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới. Năm 2016, Brazil đã sản xuất 2,590,000 tấn cà phê. Kết quả này không thực sự gây ngạc nhiên, bởi Brazil luôn đứng đầu trong danh sách các quốc gia sản xuất cà phê tiên tiến nhất trong hơn 150 năm qua. Khoảng 300,000 trang trại cà phê nằm rải rác trên khắp Brazil, tập trung chủ yếu ở các tiểu bang như Minas Gerais, Sao Paulo và Parana, nơi có khí hậu và nhiệt độ lý tưởng cho việc sản xuất cà phê chất lượng cao.

Quy trình sản xuất cà phê của Brazil cũng là một nét riêng biệt và thiên về sự tự nhiên hơn so với các quốc gia sản xuất cà phê khác. Brazil áp dụng quy trình sản xuất khô thay vì phương pháp ướt khi phải rửa sạch hạt cà phê bằng nước. Theo quy trình khô, quả cà phê sẽ được phơi ngoài không khí để làm khô và mất nước tự nhiên nhờ vào ánh nắng mặt trời.

Sản xuất cà phê đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Brazil và là một động lực trong nền kinh tế của đất nước. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Brazil dự kiến sẽ sản xuất 58 triệu bao cà phê loại 60kg trong niên vụ tiếp thị 2019–2020, chiếm hơn một phần ba sản lượng của thế giới.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới với sản lượng gần 1,650,000 tấn mỗi năm. Mặc dù Chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra sự gián đoạn trong sản xuất và kinh doanh cà phê, nhưng sau đó sản lượng cà phê đã tăng nhanh chóng từ chỉ 6,000 tấn vào năm 1975 lên gần 2 triệu tấn vào năm 2016 và dễ dàng đưa Việt Nam lên vị trí một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như hiện nay.

Kết cấu hạt và hương vị của cà phê Việt Nam tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, thường được pha theo một khẩu phần riêng lẻ và bổ sung với sữa đặc có đường. Ở Mỹ, cà phê trồng ở Việt Nam thường bị nhầm lẫn với cà phê rang kiểu Pháp vì cách pha chế đồ uống, kết cấu và hương vị rau diếp xoăn riêng biệt. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cà phê pha truyền thống được rang vừa và không có hương liệu rau diếp xoăn.

Việt Nam tập trung chủ yếu vào loại cà phê robusta với giá thành rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Hạt Robusta có gấp đôi lượng caffeine so với hạt Arabica, khiến cà phê có vị đắng hơn. Việt Nam cũng là quốc gia sản xuất cà phê robusta số 1 thế giới, chiếm hơn 40% sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2019–2020.

Một chiến dịch quảng cáo nổi tiếng có hình ảnh một nông dân trồng cà phê hư cấu tên là Juan Valdez của Liên đoàn cà phê Colombia (FNC) đã giúp Colombia trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng khắp thế giới.

Colombia sản xuất 810,000 tấn cà phê mỗi năm và là nước sản xuất cà phê Arabia cao thứ hai. Tuy nhiên, một loại bệnh trên lá đã tấn công các vụ cà phê Colombia trong năm 2008 và 2009 do mưa lớn được gọi là bệnh gỉ sắt cà phê. Điều này khiến sản lượng cà phê của nước này giảm 40%, nhưng sau đó đã tăng trở lại do Colombia đã thay thế cây bằng các giống kháng bệnh gỉ sắt.

Colombia nổi tiếng về chất lượng cà phê, đặc biệt là loại cà phê Arabia có vị ngọt và ít đắng hơn hạt cà phê Robusta, mang lại hương vị nhẹ nhàng với thoang thoảng một chút sô cô la và các loại hạt. Dự kiến trong năm 2019-2020, Colombia sẽ sản xuất 14,3 triệu bao cà phê loại 60kg và vẫn là một nhân tố quan trọng trong đấu trường cà phê trên toàn cầu.

Vị trí địa lý và khí hậu đã giúp Indonesia trở thành quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba trên thế giới. Indonesia xuất khẩu lên tới 270,000 tấn một năm với hơn 20 loại giống được trồng như Bali, Flores, Java, Papua, Sulawesi, v.v được đặt tên theo khu vực trồng, hương vị khác biệt và cách chúng được trồng cũng như sản xuất.

Đặc sản cà phê nổi tiếng nhất của Indonesia là kopi luwak. Đây là loại cà phê đắt nhất thế giới vì được thu hoạch từ phân của các chú chồn sống trong những khu rừng nhiệt đới thông qua một quy trình thâm canh độc đáo. Cà phê chồn là loại cà phê có hương vị đặc biệt và có đẳng cấp riêng trên thị trường.

Tham khảo thêm: Từ những công thức riêng biệt của mình, Art Coffee cho ra được rất nhiều dòng sản phẩm cà phê khác nhau kết hợp tuyệt vời giữa hương vị và cảm xúc.

Mua ngay để trãi nghiệm ngay tại: https://artcoffee.vn/shop

Ethiopia được xem là quê hương của Arabica giành vị trí số năm trong top các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới. Việc trồng và xuất khẩu arabica đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước và ngành công nghiệp cà phê cung cấp việc làm cho khoảng 15 triệu người tại đây, chiếm 16% dân số.

Cà phê Ethiopia có sự đa dạng và phong phú nhiều hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới với nhiều giống cà phê khác nhau và cho ra đời các loại cà phê có đặc điểm và hương vị riêng. Hạt giống Harar, Limu, Sidamo và Yirgacheffe đều là giống cà phê Arabica, được sở hữu và bảo vệ bởi chính phủ Ethiopia.

Quay trở lại vùng Trung Mỹ, Honduras vượt lên trước Ấn Độ và dừng chân tại vị trí thứ 6. Honduras có sáu vùng trồng cà phê riêng biệt, mỗi vùng sản xuất cà phê với các đặc điểm khác nhau. Có khoảng 110,000 trang trại trong cả nước, trong đó khoảng 92% là các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ.

Trong một thời gian dài, cà phê từ Honduras được coi là có chất lượng kém hơn so với các nước láng giềng Trung Mỹ, nhưng ngày nay những người sành cà phê trên khắp thế giới hiện đang chú ý đến chất lượng từ những hạt cà phê đã được cải tiến của quốc gia này. Cà phê chính là một phần quan trọng của nền kinh tế Honduras, và ngành công nghiệp cà phê liên tục cung cấp việc làm và doanh thu cho một bộ phận lớn người dân.

Cà phê Ấn Độ được biết đến là loại cà phê được trồng trong bóng râm (thay vì trồng dưới ánh nắng trực tiếp). Ấn Độ đã sản xuất 348,000 tấn hạt trong năm 2016, nhưng không phải nơi nào ở Ấn Độ cũng thích hợp để trồng cà phê – phần lớn việc trồng được thực hiện ở các vùng đồi núi phía nam của đất nước. Hạt cà phê thường được trồng bởi những hộ trồng nhỏ trong điều kiện mưa gió mùa, và thường được trồng cùng với các loại gia vị như bạch đậu khấu và quế để tạo cho cà phê có vị cay và hương thơm.

Năm 2004, thương hiệu cà phê Ấn Độ Tata đã giành được ba huy chương vàng tại cuộc thi Grand Cus De Cafe. Do cà phê không phổ biến như chè ở Ấn Độ, 80% sản lượng cà phê của nước này là dành cho mục đích xuất khẩu, với khách hàng chính là Châu Âu và Nga.

Mặc dù Uganda có thể không phải là cái tên phổ biến trong ngành sản xuất cà phê, nhưng đây là quốc gia xuất khẩu có thu nhập cao nhất Trung Phi với 288,000 tấn được sản xuất vào năm 2016. Uganda đã vượt qua Mexico và trở thành quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 8 trên thế giới.

Uganda trồng cả hạt Robusta – có nguồn gốc từ khu vực rừng Kibale và Arabica được du nhập từ Ethiopia. Robusta chiếm khoảng 80% và Arabica khoảng 20% sản lượng cà phê tại đây. Dự kiến xuất khẩu cà phê của nước này trong năm 2019-2020 sẽ tăng 16% nhờ thời tiết thuận lợi và việc mở rộng diện tích trồng cà phê.

Mexico là quốc gia sản xuất cà phê lớn và đặc biệt là nơi sản xuất cà phê hữu cơ lớn nhất thế giới. Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Mexico với hạt cà phê Arabica được trồng ở vùng biên giới phía nam của đất nước, dọc theo bờ biển và gần với biên giới Guatemala.

Sản lượng cà phê của Mexico đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây do thời tiết xấu, dịch bệnh và các vấn đề kinh tế. Vào những năm 1990, một cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong sản xuất cà phê của Mexico khi Hiệp định Cà phê Quốc tế bị dỡ bỏ và giá cà phê trên toàn thế giới và hạn ngạch xuất khẩu không còn được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc Mexico không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Sự sụt giảm về giá và sản lượng cà phê đã dẫn đến mất ổn định trong thu nhập và các vấn đề xã hội trên khắp đất nước Mexico. Sản lượng cà phê giảm trong những năm 90 và những năm 2000,. Tuy nhiên, nhu cầu cung ứng ổn định từ Hoa Kỳ đã dẫn đến sự phục hồi của thị trường cà phê Mexico, từ 1,7 triệu bao (loại 60kg/bao) năm 2005 lên 4,0 triệu bao vào năm 2014 .

Tại Trung Mỹ, Guatemala lọt vào bảng xếp hạng với vị trí thứ 10. Guatemala đã sản xuất 204,000 tấn hạt cà phê trong năm 2016 và số lượng sản xuất của quốc gia vẫn khá ổn định trong vài năm qua. Cà phê ở Guatemala phát triển quanh năm với nhiệt độ dao động khoảng 16 đến 32°C, và ở độ cao từ 500 đến 5,000 mét so với mực nước biển. Guatemala là nhà sản xuất hàng đầu của Trung Mỹ cho đến khi bị Honduras vượt mặt vào năm 2011.

Cà phê Guatemala đặc trưng bởi được trồng trên đất núi lửa phong phú, độ ẩm thấp, có nắng và đêm mát mẻ. Loại cà phê này có hương vị sô cô la đen, lớp hương đầu của cây phỉ sang trọng và sau đó là trầm lắng một chút dâu đen nhẹ nhàng, mang lại nét hấp dẫn và sự đặc biệt riêng.

Ngoài top 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới ở trên, cũng có thêm 5 nước khác được đánh giá cao. Chúng ta hãy cùng điểm sơ qua 5 nước này qua bảng thông kê dưới đây.