Sở GDĐT bao gồm 04 Lãnh đạo và 10 phòng chức năng:
Các mô hình công ty phổ hiến hiện nay
Có rất nhiều mô hình tổ chức công ty như mô hình ma trận, cơ cấu tổ chức theo chức năng, mô hình tổ chức phẳng, sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần theo địa lý và mô hình tổ chức phân quyền. Dưới đây AZTAX sẽ tổng hợp các loại mô hình tổ chức của công ty cổ phần.
Tạo sơ đồ tổ chức công ty bằng cách xác định các loại cơ cấu của công ty cổ phần
Khi chủ sở hữu bắt tay vào thực hiện sơ đồ tổ chức công ty cổ phần thì cần nghiên cứu kỹ mô hình công ty cổ phần phù hợp với quy mô phát triển và nội tại công ty. Vì một mô hình cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần đầy đủ và đúng đắn thì sẽ có thể hỗ trợ công ty hoạt động, vận hành được thuận tiện nhất.
Công ty khi đưa ra quyết định loại cơ cấu công ty cổ phần tổ chức cần xác định hai vấn đề dưới đây:
Ngoài ra, chủ sở hữu có thể tạo sơ đồ công ty bằng cách vẽ sơ đồ tổ chức. Khi thực hiện vẽ sơ đồ, chủ sở hữu cần lưu ý đảm bảo sơ đồ tổ chức hỗ trợ giao tiếp thông suốt trong toàn bộ hệ thống quản lý của công ty. Dưới đây là 2 bước vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần đơn giản
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần
Mô hình 2: Sơ đồ tổ chức không có Ban kiểm soát
Mô hình này bao gồm 3 bộ phận chính: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, và Giám đốc/Tổng giám đốc, và không có Ban kiểm soát.
Theo mô hình này, ít nhất 20% thành viên của Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập. Đồng thời, cần có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, và nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán sẽ được quy định trong Điều lệ công ty hoặc theo quy chế hoạt động do Hội đồng quản trị ban hành.
Việc các công ty cổ phần thành lập cho mình một sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần riêng sẽ cho mọi người biết nguồn lực nội tại của công ty có đồng nhất với mục tiêu, chiến lược chung mà công ty đang hướng đến hay không. Thông thường, sơ đồ tổ chức bộ máy công ty hoàn chỉnh sẽ có thứ bậc rõ ràng. Điều này giúp mọi người khi nhìn vào sẽ phân định được ai là cấp trên? Ai là cấp dưới? Ai là ngang cấp? Nhiệm vụ đặt ra cho các công ty là cần phải xác định đúng đắn các chức năng quản lý, từ đó xây dựng mộ t cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần hợp lý.
Đây là tiền đề cần thiết, khách quan để tổ chức công ty có thể đạt hiệu quả cao về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội và sản xuất.
Ai có quyền quyết định cao nhất trong công ty cổ phần
Trong công ty cổ phần, quyền quyết định cao nhất thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất trong công ty, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng như:
Hãy liên hệ HOTLINE: 0932.383.089 của AZTAX ngay để biết thêm chi tiết về dịch vụ thành lập công ty trọn gói của chúng tôi. AZTAX – Đối tác đáng tin cậy trên con đường thành công của doanh nghiệp bạn. Hãy để AZTAX trở thành đối tác đồng hành của bạn trong hành trình khởi nghiệp. Chúng tôi cam kết đảm bảo rằng bạn sẽ có sự hỗ trợ tận tâm và thông tin chi tiết để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ và bền vững. AZTAX – Nơi bạn tìm thấy sự chắc chắn trong mọi bước khởi đầu.
Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần là nội dung mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng là những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn vận dụng linh hoạt vào nội bộ công ty, nhằm đạt được những mục tiêu chung. Chúc các bạn thành công! Nếu có thắc mắc gì về sơ đồ công ty cổ phần hay các nội dung liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với AZTAX để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!
Vai trò của sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, muốn quản lý và vận hành hiệu quả thì chủ sở hữu cần xây dựng sơ đồ tổ chức công ty. Dưới đây là 06 vai trò của sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần.
Mô hình tổ chức công ty phẳng
Đối với mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần theo mô hình tổ chức phẳng, các vị trí làm việc thường không có chức danh cụ thể. Do đó, các nhân viên trong công ty đều vận hành theo mô hình tự quản lý. Nhược điểm là mô hình tổ chức này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ít nhân sự.
– Trách nhiệm của mỗi nhân viên cao.
– Rút gọn hệ thống nhân sự và giao tiếp nội bộ được nâng cao.
– Thời gian quyết định vấn đề của doanh nghiệp được rút ngắn.
– Sự mâu thuẫn giữa quyền lực của các cấp quản lý phát sinh.
– Tạo ra rào cản đối với sự phát triển của công ty.
– Nhân viên trong công ty ít có cơ hội thăng tiến cấp bậc, ít động lực để cố gắng hơn.
Mô hình 1: Sơ đồ tổ chức có Ban kiểm soát
Mô hình này bao gồm 4 bộ phận chính: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.
Nếu công ty cổ phần có ít hơn 11 cổ đông và các tổ chức cổ đông sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần, thì việc thành lập Ban kiểm soát không phải là yêu cầu bắt buộc.
Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc
Căn cứ theo Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về Giám đốc/Tổng giám đốc trong sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần như sau:
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Như vậy, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty (không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị). Ngoài ra, có thể tổ chức thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. Bên cạnh đó, có thể quyết định tiền lương đối với người lao động trong công ty (tính cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc/Tổng giám đốc).
Mặt khác, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng điều lệ công ty và quy định của pháp luật. Nếu thực hiện trái quy định phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường tất cả thiệt hại cho công ty.
Căn cứ theo Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về Ban kiểm soát trong sơ đồ tổ chức công ty cổ phần như sau:
1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
Ban kiểm soát phải có các tiêu chuẩn như không thuộc đối tượng của lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước, không có quan hệ gia đình đối với người quản lý trong công ty. Ngoài ra, phải được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, luật, quản trị kinh tế…
Kiểm soát viên có quyền kiểm tra tính hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong điều hành trong bộ máy quản lý của công ty cổ phần. Ban kiểm soát còn có thể rà soát, kiểm tra tính hệ thống, kiểm toán nội bộ, công tác thống kê, kế toán và lập báo cáo tài chính của công ty.
Ban kiểm soát có trách nhiệm tuân thủ đúng pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và điều lệ công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải trung thực, cẩn trọng, nhằm bảo đảm lợi ích tối đa của công ty.