Bạn đang muốn bắt tay vào kinh doanh ngành làm đẹp, mở cửa tiệm spa, thẩm mỹ viện chăm sóc thẩm mỹ, nhưng lại không biết nhu cầu của thị trường ra sao, liệu công việc khởi nghiệp của bạn có thành công hay không. Hôm nay hãy cùng TTI khám phá và tìm hiểu thực trạng ngành làm đẹp hiện nay của Việt Nam để có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về thị trường làm đẹp này nhé
Giải mã sự phát triển của nhu cầu khách hàng dẫn đến thực trạng ngành làm đẹp hiện nay
Như đã trình bày ở trên, với thực trạng ngành làm đẹp hiện nay thì đây quả là cơ hội tốt để những ai đam mê kinh doanh với ngành này nắm bắt để phát triển.
Giải mã cho sự phát triển này để chúng ta nhận thấy được những tiềm năng phát triển bền vững của ngành này, những nguyên nhân có thể kể đến như:
Làm đẹp là một trong những nhu cầu luôn được con người quan tâm
Thực trạng ngành làm đẹp hiện nay cho thấy rằng, con người luôn quan tâm đến vấn đề làm đẹp bằng cách chú ý đến các phương pháp làm đẹp hay cập nhật các xu hướng mới nhất.
Bởi bên cạnh những yếu tố như kỹ năng, lối sống, đạo đức, vẻ đẹp tâm hồn thì vẻ đẹp bên ngoài cũng tạo nên sự tự tin và 30% yếu tố thành công của mỗi người, bất kể nam hay nữ.
Chính vì vậy, dù cho nền kinh tế có suy thoái do ảnh hưởng của dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh doanh, thế nhưng ngành làm đẹp vẫn luôn chứng minh được vị thế với sự phát triển mạnh mẽ, vì nó đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người.
Làm đẹp để tạo ra giá trị cho bản thân
Làm đẹp chính là cách bạn thể hiện sự quan tâm và yêu thương với chính bản thân mình. Khi làm đẹp, bạn sẽ thấy mình có giá trị, tự tin hơn và biết chăm sóc, yêu thương bản thân, đồng thời việc giao tiếp cũng trở nên dễ dàng hơn.
Từ đó, bạn sẽ thể hiện được nhiều khía cạnh của bản thân hơn, thể hiện được rõ địa vị, phong thái của bản thân đối với từng ngành nghề bạn chọn nếu bạn biết làm đẹp có chọn lọc và phù hợp.
Nhận thấy được những xu hướng và thực trạng ngành làm đẹp hiện nay, nếu là chủ doanh nghiệp kinh doanh trong ngành làm đẹp, bạn sẽ thấy được tiềm năng phát triển của ngành này như thế nào.
Ngày nay, tại thị trường Việt nam, có rất nhiều trung tâm làm đẹp được mở ra để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng cũng đã và đang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ, và đây cũng là cơ hội tốt cho cơ sở kinh doanh làm đẹp của bạn khẳng định thương hiệu và vị trí của mình.
Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động, việc làm có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhiều giải pháp giải quyết vấn đề lao động – việc làm đã được các cấp, các ngành quan tâm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, chất lượng lao động hạn chế đang ngày càng gây nên những áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Bài viết đánh giá thực trạng bức tranh lao động việc làm của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
Từ khóa: thị trường lao động, việc làm, thất nghiệp
This paper analyzes factors affecting people's satisfaction with the quality of public administrative services in Thai Nguyen province. Through a survey of 300 people using public administrative services, it points out six infuential factors which are Openness and transparency; Procedures; Attitude of public administrative officials; Professional capacity of administrative staff; Infrastructure; Trust. From this result, the author proposes a number of solutions to improve the quality of public administrative services in Thai Nguyen province in particular and other localities in the country in general.
Keywords: satisfaction, people, public administration, Thai Nguyen
Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình lao động, việc làm năm 2023 có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lao động có việc làm và thu nhập bình quân của người lao động tăng, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm. Tuy nhiên, bức tranh chung của thị trường lao động hiện nay cho thấy, chất lượng, lao động chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập; Sự chuyển dịch cơ cấu việc làm giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ năm nay dường như chậm lại; Số người lao động đang làm việc tuy có xu hướng tăng, nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động khi số lao động phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn... Chính vì vậy, việc làm rõ thực trạng và những vấn đề còn tồn tại của TTLĐ việc làm trong giai đoạn hiện nay, để có những giải pháp điều chỉnh là một vấn đề cần thiết.
BỨC TRANH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VIỆT NAM
Lực lượng lao động theo khu vực
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 707,5 nghìn người so với năm 2022. Trong đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%, khu vực nông thôn là 32,9 triệu người, chiếm 62,7%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7%; lực lượng lao động nam đạt 27,9 triệu người, chiếm 53,3%. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 711,20 nghìn người (tương ứng tăng 1,41%) so với năm 2022. Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới.
Hình 1: Lực lượng lao động theo khu vực
Số liệu (Hình 1) cho thấy, lực lượng lao động có diễn biến cải thiện tăng qua các quý từ năm 2022 đến năm 2023. Trong năm 2023, lực lượng lao động của quý I so với cùng kỳ năm 2022 tăng 355,4 nghìn người tại khu vực thành thị và 680 nghìn người tại khu vực nông thôn; lực lượng lao động của quý II tăng 294,1 nghìn người tại khu vực thành thị và 404,1 nghìn người và tại khu vực nông thôn; quý III tăng 261,5 nghìn người tại khu vực thành thị và tăng 284,5 nghìn người tại khu vực nông thôn; diễn biến TTLĐ vẫn tiếp tục tăng đến quý IV tương ứng tăng 337,6 nghìn người khu vực thành thị và tăng 64,3 nghìn người tại khu vực nông thông. Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong các tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn so với số lao động bị mất việc, thôi việc; cùng với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, qua đó góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Lực lượng lao động theo lĩnh vực kinh tế
Bảng 1: Lực lượng lao động phân chia theo lĩnh vực kinh tế
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Số liệu (Bảng 1) cho thấy: lao động có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,81873 triệu người, giảm 90,87 nghìn người, tương ứng giảm 0,65% so với năm trước; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,1751 triệu người, tăng 200,7 nghìn người, tương ứng tăng 1,18%; lao động khu vực dịch vụ với 20,3939 triệu người, tăng 601,4 nghìn người, tương ứng tăng 3,05% và duy trì mức tăng cao nhất so với 2 khu vực còn lại.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022; trong đó: Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng, gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6,0 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (8,7 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).
Năm 2023, lao động làm việc trong một số ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá so với năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong ngành khai khoáng là 10,3 triệu đồng, tăng 11,2%, tương ứng tăng khoảng 1 triệu đồng so với năm trước; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống là 6,8 triệu đồng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 540 nghìn đồng; ngành vận tải kho bãi là 9,8 triệu đồng, tăng 8,3%, tương ứng tăng 749 nghìn đồng; ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là 8,3 triệu đồng, tăng 7,8%, tương ứng tăng 598 nghìn đồng; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,1 triệu đồng, tăng 6,6%, tương ứng tăng 255 nghìn đồng.
Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2023 đối với lao động trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đều có xu hướng giảm so với năm 2022 (Bảng 2). Điều này cho thấy, tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi
Năm 2022, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với năm trước (Hình 2). Như vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp bao gồm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 đã góp phần cải thiện tình hình thất nghiệp của người lao động.
Hình 2: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giai đoạn 2019-2023
Một số bất cập trong bức tranh lao động việc làm của Việt Nam
Thứ nhất, về chất lượng, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập (khoảng 38 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên). Con số này cho thấy, thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.
Thứ hai, sự chuyển dịch cơ cấu việc làm giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ năm nay dường như chậm lại. Nếu các năm 2020 và 2022, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm lần lượt là 1,0 điểm phần trăm và 1,6 điểm phần trăm và tăng lên tương ứng ở hai khu vực còn lại (khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,5 điểm phần trăm và tăng 0,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,5 điểm phần trăm và tăng 1,2 điểm phần trăm), thì đến năm 2023, tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm chậm hơn, chỉ giảm 0,6 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,6 điểm phần trăm [1, 2].
Thứ ba, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tính cả năm 2023 có giảm 0,02 điểm %, nhưng tính theo từng quý thì tỷ lệ thiếu việc làm chỉ giảm ở quý I; còn lại, quý II tăng 0,1 %, quý II tăng 0,14%, quý IV tăng 0,01%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,20%, cao hơn 3,91 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn [1, 2].
Thứ tư, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động không sử dụng hết tiềm năng là 2,3 triệu người. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng năm 2023 là 4,3%. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường; phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại và thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế - xã hội.
Thứ năm, sau thời gian dài dịch bệnh, doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng do ảnh hưởng chung từ những khó khăn toàn cầu, như: chính sách tiền tệ, sức mua giảm, bên cạnh đó chi phí sản xuất, giá nguyên liệu tăng mạnh. Với những khó khăn trên đã có nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, giảm giờ làm của người lao động, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người lao động.
Một là, Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá kỹ hơn số liệu doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động để có giải pháp cụ thể trong đào tạo học nghề, hỗ trợ lao động tìm kiếm lĩnh vực việc làm phù hợp; đánh giá sâu hơn tác động của giảm số lượng việc làm, nhất là với những ngành có lực lượng lao động, lao động trẻ.
Hai là, người lao động cần đề cao tính kỷ luật, kỷ cương, cũng như tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, từ đó giúp các doanh nghiệp hạ được chi phí, nhưng vẫn có thể đáp ứng được các yêu cầu để tăng trưởng sản xuất, có thể quay trở lại sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Người lao động cũng cần tích cực, chủ động trong việc đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ, tích cực tham gia các lớp đào tạo để chuyển hướng tìm kiếm công việc ở những ngành nghề phù hợp, đặc biệt là những người đang bị giãn việc, hoãn việc. Từ đó, có thể thích ứng được với thị trường lao động năng động hơn và có chất lượng cao hơn trong thời gian tới.
Ba là, doanh nghiệp cần cố gắng hỗ trợ người lao động trong việc nâng cao năng suất hiệu quả; các tổ chức công đoàn cùng vào cuộc, kết nối doanh nghiệp với người lao động, hoặc tham vấn giữa 2 bên cho phù hợp với lợi ích. Từ đó, giữa người lao động, người sử dụng lao động có thể hợp tác với nhau trong việc giải quyết công ăn việc làm cũng như đảm bảo an sinh xã hội./.
1. Tổng cục Thống kê (2021-2023), Niên giám Thống kê các năm, từ năm 2020 đến năm 2022, Nxb Thống kê.
2. Tổng cục Thống kê (2024), Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023, truy cập từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/tinh-hinh-thi-truong-lao-dong-viet-nam-nam-2023/.