Hoàng thành Huế (chữ Hán: 皇城) hay còn được gọi là Đại Nội (大內), là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội[1][2].

Di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa Thế giới mới của Việt Nam

Đại biểu quốc tế chúc mừng Đoàn Việt Nam. Ảnh: Minh Lý

Sau hơn 40 phút thảo luận và phản biện, vào lúc 20 giờ 27 phút ngày 31/7/2010 (tức 6 giờ 27 phút ngày 01/8/2010 giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Braxin, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trở thành di sản thứ 900 trong Danh mục Di sản Thế giới.

Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước UNESCO 1972 về việc Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới, đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này có đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Hà Nội, một số tỉnh có Di sản Thế giới và di sản đang đề cử là Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa. Sự kiện di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Thế giới thứ 6 của Việt Nam đã khẳng định quyết tâm to lớn và những bước đi vững chắc của chúng ta trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị đối với di tích đặc biệt quan trọng này: - Từ tháng 12 năm 2002, sau khi Chính phủ cho phép triển khai việc khai quật khảo cổ học tại khu vực dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định cho phép Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khai quật di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Kể từ đó tới nay, 33.000m2 của di tích khảo cổ đã được tiến hành khai quật và đã phát hiện rất nhiều dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc gỗ có quy mô bề thế và nhiều loại hình di vật có giá trị, bao gồm vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật … có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 đến thế kỷ 19, với hàng trăm kiểu mẫu khác nhau. - Năm 2006, thành phố Hà Nội đã thành lập Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà Nội, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được xếp hạng di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 16/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2007 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 12/8/2009 tại QĐ số 1271/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu thể hiện trong hồ sơ đề cử là: - Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa, tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Đó là những ảnh hưởng từ Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Chămpa, Nhật Bản và nhiều nước phương Tây khác. - Những lớp địa tầng khảo cổ, các di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản này ghi dấu một trung tâm quyền lực chính trị của các triều đại cai trị trên đất nước Việt Nam trong suốt 13 thế kỷ.  Sau khi thảo luận về Hồ sơ, về những đánh giá của cơ quan thẩm định (ICOMOS), các thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới đã biểu quyết chấp thuận ghi di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO với tư cách là Di sản Văn hóa Thế giới với số phiếu ủng hộ rất cao. Đại biểu của hầu hết các nước thành viên tham dự phiên họp đã đến chúc mừng phái đoàn Việt Nam.  Bên cạnh việc biểu quyết thông qua việc công nhận di sản, Ủy ban Di sản Thế giới cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc quản lý di sản (bao gồm cả vùng bảo vệ và vùng đệm), chương trình nghiên cứu, khai quật khảo cổ mở rộng, đào tạo nguồn nhân lực, kế hoạch giám sát hoạt động du lịch ... Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới là một sự kiện có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với Việt Nam khi cả nước đang cùng nhau hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 2882/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu khu trung tâm phía Nam thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế. Ảnh: Lê Lê

Theo đó, khu vực lập quy hoạch thuộc phạm vi hành chính các phường Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận và một phần phường Phước Vĩnh (thành phố Huế).

Ranh giới cụ thể có phía Bắc giáp sông Hương và sông Như Ý; phía Nam giáp một phần các phường Phước Vĩnh, An Cựu (giáp ranh giới quy hoạch phân khu trung tâm văn hóa phía Tây Nam thành phố Huế); phía Đông giáp các phường Xuân Phú, An Cựu; phía Tây giáp các phường Phường Đúc, Thủy Xuân, Trường An.

Diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 388,07 ha. Dân số quy hoạch đến năm 2045 khoảng 37.000 người.

Về tính chất, đây là khu trung tâm phía Nam của thành phố Huế gồm các chức năng trung tâm hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ du lịch.

Đây là khu vực đô thị trung tâm hiện hữu, tập trung cải tạo chỉnh trang nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển.

Đây cũng là khu vực bảo vệ và phát huy giá trị các công trình kiến trúc có giá trị và cảnh quan sông Hương, sông An Cựu, sông Như Ý.

Trên cơ sở cấu trúc đô thị, tiềm năng phát triển của từng khu vực, quy hoạch được chia thành các phân khu như sau:

Khu A có diện tích khoảng 105,5 ha, nằm về phía Tây khu vực lập quy hoạch, giới Hạn bởi sông Hương, sông An Cựu và đường Hà Nội, đường Hai Bà Trưng.

Khu A gồm các chức năng trung tâm hành chính, y tế, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật. Đây là khu vực bảo vệ và phát huy cảnh quan sông Hương, sông An Cựu, đồng thời chỉnh trang, nâng cấp các khu vực dân cư đô thị.

Khu B có diện tích khoảng 106,3 ha, nằm tại trung tâm khu vực lập quy hoạch, giới hạn bởi các trục đường: Trần Cao Vân, Nguyễn Thái Học, Bà Triệu, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng.

Đây là khu vực đô thị hiện hữu, tập trung phát triển các chức năng trung tâm thương mại, dịch vụ công công cấp đô thị, văn hóa – thể thao theo hướng hiện đại, xen kẽ là các khu vực dân cư chỉnh trang. Là khu vực tập trung điểm nhấn cao tầng gắn với khu vực ngã 6 Hùng Vương.

Khu C có diện tích khoảng 80,2 ha, nằm về phía Đông Bắc khu vực lập quy hoạch, giới hạn bởi sông Hương, sông Như Ý và các trục đường: Hà Nội, Trần Cao Vân, Nguyễn Thái Học, Bà Triệu.

Đây là khu vực phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với tuyến phố đi bộ,…

Khu D có diện tích khoảng 84 ha, nằm về phía Nam khu vực lập quy hoạch, giới hạn bởi các trục đường: Nguyễn Huệ, Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Trần Phú, Phan Bội Châu.

Đây là khu vực dân cư chỉnh trang dọc theo tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu, gắn với bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan sông An Cựu, có các điểm nhấn về công trình tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và địa hình đặc trưng.